Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

?Tổng quan bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoái vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Đĩa đệm là một phần cấu trúc có dạng thớ sợi được xếp theo vòng tâm nên khá chắc chắn, bên trong chứa nhân keo gelatin. Đĩa đệm giúp cho cơ thể chúng ta trở nên linh hoạt đồng thời cũng giảm chấn động, chịu được lực khi cơ thể vận động. Cấu tạo chính của đĩa đệm gồm 3 phần: nhân nhầy, mâm sụn và vòng sợi. Tác dụng chính của các bộ phận này đó là tạo sự mềm dẻo cho cột sống và chịu áp lực của cột sống.  

?Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm

  • ✅● Tuổi tác: Cột sống sẽ thoái hóa dưới tác động của tuổi tác là điều khó có thể tránh khỏi. Khi cơ thể già đi theo tuổi tác thì đĩa đệm sẽ không được dẻo dai, linh hoạt do bị mất nước.
  • ✅● Chế độ sinh hoạt và làm việc sai tư thế: Khi mà chúng ta ngồi hoặc đứng quá lâu hay thậm chí vác nặng thường xuyên thì cột sống chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Những tổn thương này dần dần sẽ dẫn đến sự thay đổi đĩa đệm, bao xơ và cuối cùng sẽ gây nên bệnh. Vì thế để giảm thiểu tình trạng thì bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh, tập luyện thể thao.
  • ✅● Chấn thương: Nếu trước đây bạn từng bị chấn thương do lao động hoặc tập luyện thể thao thì tỷ lệ cao có thể dẫn đến tình trạng bệnh.
  • ✅● Chế độ ăn uống: Thường xuyên ăn uống không khoa học: uống bia, rượu, sử dụng đồ ngọt, chất kích thích thì có thể ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp và gây nên bệnh lý.
  • ✅● Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn đã có người từng bị mắc hoặc những vấn đề bệnh lý về cột sống thì nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm của bạn sẽ là rất cao đó.

?Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình bao gồm:
  •  Tê bì tay chân: Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến, rõ ràng nhất diễn ra ở các trường hợp bệnh. Tình trạng này xảy ra khi mà có sự chèn ép của nhân nhầy đĩa đệm lên các dây thần kinh, tủy sống.
  • Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn
  • Đau nhức: Ở bất kì vị trí đốt sống nào bạn cũng sẽ cảm thấy đau nhức. Nếu như bạn bị chẩn đoán là bị thoát vị đĩa đệm cổ thì thì tình trạng đau sẽ xảy ra ở cổ hoặc các khu vực xung quanh như là cổ tay. Còn đối với những bạn bị thoát vị đĩa đệm lưng thì sẽ bị đau nhức ở các dây thần kinh liên sườn hoặc các vùng thắt lưng.
Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì. Theo đó, bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:
  • Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt thường nhật
  • Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu
  • Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn
Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề:
  • Khi nhân nhầy chui vào trong ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
  • Hội chứng đuôi ngựa: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, khiến việc đi đại tiện không kiểm soát.
  • Không vận động lâu ngày sẽ khiến cơ trở nên suy yếu, bị teo, các chi teo nhanh chóng, chân tay bé lại, khả năng đi lại, vận động giảm sút.
  • Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu: bí tiểu, sau đó lại đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động

?Các biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Điều trị thoát vị đĩa đệm bảo tồn, chủ yếu tránh những tư thế gây đau và giúp bệnh nhân tuân thủ kế hoạch luyện tập và dùng thuốc sẽ giúp bệnh nhân giảm triệu chứng trong thời gian ngắn. Các nhóm thuốc có thể được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, corticoid đường tiêm. Nếu các biện pháp trên không giải quyết được triệu chứng trong vài tuần, bác sĩ có thể cân nhắc vật lý trị liệu. Một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần được phẫu thuật. Bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật nếu điều trị bảo tồn không có tác dụng sau 6 tuần điều trị, đặc biệt khi bệnh nhân có những biểu hiện như yếu cơ, khó đứng, khó đi lại, mất kiểm soát cơ vòng. Đến với Bệnh viện YHCT LanQ, một số liệu pháp thay thế uống thuốc, kết hợp với thuốc có thể giúp giảm triệu chứng đau lưng:
  • ?Phương pháp kéo nắn xương khớp
  • ?Châm cứu
  • ?Xoa bóp – bấm huyệt
  • ?Vật lý trị liệu
  • ?Phục hồi chức năng

TƯ VẤN SỨC KHOẺ TỪ XA VỚI BÁC SĨ BỆNH VIỆN YHCT LANQ

  • Giải đáp mọi băn khoăn, thắc mắc
  • Kết nối nhanh chóng
  • Hotline phản ánh dịch dụ

Đặt lịch ngay tại zalo Bệnh viện YHCT LanQ :

   

Trả lời